Vào ngày 8/6, cuộc hội nghị được diễn ra tại hội trường về tình hình kinh tế- xã hội, các đại biểu Quốc hội đã nỗ lực đánh giá cao những quyết tâm để điều hành cả hệ thống chình trị kinh tế trong nước ta đã có những phục hồi đáng kể hiện nay.
Xem thêm chữ ký số vnpt-ca, chữ kí số ck-ca
Theo đại biểu Nguyễn Cao Sơn (đoàn Hòa Bình), mặc dù thế giới và khu vực tiếp tục diễn biễn phức tạp, tình hình biển Đông ngày càng căng thẳng, khó lường với sự việc Trung Quốc ngang nhiên xây dựng nhiều công trình trái phép, bồi đắp đảo nhân tạo; thế giới giá dầu thô luôn ở mức thấp… Song với sự nỗ lực quyết tâm điều hành của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân kinh tế nước ta đã có sự phục hồi. Quý I/2015 GDP đạt 6,03%, cao nhất trong vòng 5 năm qua, thu ngân sách nhà nước tăng 9,4%, bảo đảm các nhiệm vụ chi tiêu theo kế hoạch.
Kế hoạt động được đề ra trong hội nghị.
“Hoạt động sản xuất, kinh doanh 4 tháng đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2014. Nợ công đảm bảo trong giới hạn cho phép, nhiều dự án lớn trọng điểm như hạ tầng giao thông, hàng không... được hoàn thành vượt tiến độ, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005 xếp hạng chất lượng hạ tầng giao thông Việt Nam đứng thứ 74, tăng 29 bậc so với năm 2010. Các tổ chức tín dụng yếu kém được kiểm soát, tỷ giá duy trì ổn định, dự trữ ngoại hối tăng đạt mức cao nhất từ trước đến nay”, đại biểu Nguyễn Cao Sơn nói.
Là người thẳng thắn chia sẻ quan điểm tại nghị trường, đại biểu Đỗ Văn Đương (đoàn TP. Hồ Chí Minh) cũng đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ. Ông cho rằng, Chính phủ đã có những biện pháp quyết liệt để kinh tế tăng trưởng so với nhiều năm trước, an ninh trật tự được giữ vững.
Đại biểu Lê Thị Công (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) dẫn chứng, kinh tế nước ta năm 2014 có những tín hiệu tốt, tăng trưởng đạt 5.98% vượt mục tiêu đề ra, kinh tế vĩ mô ổn định hơn, chỉ số giá tiêu dùng thấp nhất trong nhiều năm, mặt bằng lãi xuất, tỷ lệ nợ xấu giảm, tỷ giá được duy trì ổn định, giữ trữ ngoại hối tăng, tổng cầu của nền kinh tế đang dần được phục hồi. “Những kết quả này tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các cơ chế chính sách nhằm đưa nền kinh tế tăng trưởng theo hướng thị trường đầy đủ”, đại biểu Lê Thị Công nhấn mạnh.
Theo đại biểu Huỳnh Nghĩa (đoàn TP Đà Nẵng), điểm nổi bật của tình hình kinh tế - xã hội nước ta từ kỳ họp thứ 8 của Quốc hội đến nay là sự phục hồi kinh tế đáng kể, môi trường đầu tư có những chuyển biến tích cực. Kết quả khả quan trên nhờ sự nỗ lực rất lớn của nhân dân, của hệ thống chính trị, đặc biệt sự chỉ đạo, điều hành năng động, tích cực của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có sự giám sát đầy trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Tuy nhiên, theo các đại biểu, khi kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu, thời cơ và thách thức mới càng trở nên quyết liệt, cho nên cần phải nhìn thẳng vào sự thật, phân tích và mổ xẻ đúng thực chất của sự phục hồi kinh tế để có giải pháp phù hợp.
Đại biểu Nguyễn Cao Sơn cho biết, nhiều ý kiến cử tri cho rằng tăng trưởng kinh tế - xã hội tuy được phục hồi nhưng thực sự chưa bền vững, đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, số doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động lớn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2014 tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động có lãi, điều này một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế.
Đại biểu cũng đề nghị Ngân hàng nhà nước tiếp tục nghiên cứu giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn thêm từ 2% - 2,5% nhằm hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, có cơ chế chính sách giải pháp hỗ trợ phát triển theo đặc thù từng ngành, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Điều hành ổn định tỷ giá thị trường ngoại hối từ nay đến cuối năm nhằm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần thực hiện đồng bộ quyết liệt các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp, nhà nước rà soát, bổ sung doanh nghiệp cần cổ phần hóa bán hết phần vốn nhà nước, đặc biệt là một số công ty thủy điện lớn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để tạo nguồn vốn tái đầu tư.
Về quản lý nợ công, đại biểu Lê Thị Công kiến nghị Chính phủ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nợ công chặt chẽ, đảm bảo nợ công trong giới hạn theo nghị quyết của Quốc hội, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.
“Năm 2015 là năm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, với kế hoạch tài chính và kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ được xây dựng theo quy trình chuẩn mực mới chắc chắn sẽ nâng cao trách nhiệm và sử dụng hiệu quả tiền thuế của dân, chống thất thoát, lãng phí trong phân bổ nguồn lực, vật chất quốc gia quan trọng này”, đại biểu Lê Thị Công nhận định.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa cho rằng: “Việc coi năm 2015 là năm doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn, là một sáng kiến quan trọng, nhưng nó phải được tiếp cận theo 2 hướng là nền tảng cấu trúc xây dựng công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cao và nền tảng thể chế cải cách nhà nước để nhà nước phục vụ doanh nghiệp. Cả 2 hướng này cần được tổ chức thành một chương trình hành động quốc gia cụ thể và khả thi”.
Nguồn từ chukysogiare.com
Xem thêm hướng dẫn gia hạn chữ ký số
Các tin khác
- » Tin tuyển dụng: Tuyển nhân viên kế toán
- » Dừng chương trình khuyến mãi các nhà mạng CKS từ ngày 1/10/2017
- » Thông báo về việc cập nhật thời hạn CKS Vina cho khách hàng
- » Thông báo về việc ngừng gia hạn đối với token V1 - Vina-CA
- » Thông báo về việc áp dụng giá mới cho tất cả các nhà mạng từ ngày 1-6-2017
- » Dự kiến - Lịch nghỉ tết Đinh Dậu 2017