CHỮ KÝ SỐ
CHỮ KÝ SỐ CHỮ KÝ SỐ CHỮ KÝ SỐ

Những điểm mới trong luật doanh nghiệp sửa đổi

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, với mục đích tạo ra những đột phá về thể chế, giảm thiểu rủi ro thương mại và pháp lý cho hoạt động SXKD cũng như giảm chi phí giao dịch, tạo điều kiện cho DN tận dụng hết cơ hội và tiềm năng kinh doanh sẵn có, hội thảo lần này là diễn đàn để DN bàn bạc, thảo luận đưa ra ý kiến đóng góp thiết thực và phù hợp cho dự thảo Luật DN sửa đổi.  

Theo đánh giá của các đại biểu, Dự thảo luật đã đơn giản hóa, rút ngắn được 5 thủ tục về đăng ký thành lập DN, đồng thời giảm đáng kể nhiều hồ sơ, thủ tục rườm rà. Đặc biệt, một trong những thay đổi quan trọng nhất của Dự thảo luật là việc DN không còn phải ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo các chuyên gia, quy định này đã tạo hành lang pháp lý để DN chuyển từ quyền tự do kinh doanh những gì đã đăng ký sang quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm.

Điểm mới trong luật doanh nghiệp sẽ có nhiều tác động lớn

Tuy nhiên, theo LS Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty BASICO, hiện nay các ngành nghề cấm kinh doanh được quy định tại dự thảo còn mập mờ hơn cả luật hiện hành, vì thế, để DN được tự do kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm, thì cần phải quy định rõ ràng, cụ thể ngành, nghề bị cấm kinh doanh trong luật.  

Cần thêm bước tiến mạnh mẽ trong cải cách luật doanh nghiệp

Liên quan đến quy định về con dấu Dự thảo Luật quy định DN có quyền quyết định về nội dung và hình thức của con dấu, đây là sự thay đổi lớn so với quy định hiện hành. Mặc dù vậy, ông Đỗ Việt Dũng, Trưởng phòng Pháp chế Công ty Honda Việt Nam kiến nghị, nên bổ sung quy định về con dấu thứ ba cho DN và con dấu thứ hai của chi nhánh. Bởi theo ông Dũng, trên thực tế, đối với các công ty lớn, số lượng hai con dấu là rất ít, không đủ để sử dụng.

Bên cạnh nhiều nội dung thay đổi, và cụ thể hơn so với Luật DN hiện hành, song Dự thảo luật dù đã trình thông qua Chính phủ và qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, nhiều điều khoản, câu chữ còn sai sót và khó hiểu. Chưa kể, đối với nhiều ngành, lĩnh vực, dự luật còn có nội dung chưa hợp lý, gây cản trở DN gia nhập thị trường và tạo cơ hội cho các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh.

Đặc biệt với nhiều quy định được nới quá dư luận đã và đang đặt ra nhiều nghi ngại, dễ xảy ra tình trạng trục lợi và phát sinh tiêu cực. LS Vũ Xuân Tiền, Công ty tư vấn VFam nêu vấn đề: “Luật DN năm 2000, 2005 và cả Dự thảo luật đều không có quy định về hậu kiểm, dẫn đến tình trạng “tiền buông, hậu cũng buông”, điều đó, sẽ tạo kẽ hở cho một số hành vi vi phạm pháp luật trong thành lập DN như vi phạm về thành viên, góp vốn, vi phạm luật thuế, Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội...” Theo đó, LS Vũ Xuân Tiền cho rằng, quan điểm kiên trì nguyên tắc “tiền thoáng” nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc khởi sự của DN là hoàn toàn chính đáng, song, luật cũng cần có quy định rõ ràng, chi tiết và minh bạch hơn về khâu hậu kiểm, để tránh tình trạng “hậu buông” sẽ gây ra những hậu quả không đáng có.

 
CHÚNG TÔI SẼ GỌI LẠI

Bạn có yêu cầu cần hỗ trợ?

Bạn cần tư vấn chữ ký số?

Bản quyền © 2013 THUỘC VỀ CÔNG TY CHỮ KÝ SỐ
GPĐKKD số: 0313132477. Cấp lần 1: 09/02/2015. Thay đổi: 20/05/2015. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư TP Hồ Chí Minh
Đã đăng ký với bộ công thương
Mua chữ ký số
X Thiết kế website Thiết kế website

Nhập mã số thuế của bạn để được hỗ trợ