CHỮ KÝ SỐ
CHỮ KÝ SỐ CHỮ KÝ SỐ CHỮ KÝ SỐ

Chính phủ chủ động phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đề ra

Chiều 12/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn các Đại biểu Quốc hội. Báo cáo của Chính phủ đã cập nhật tình hình kinh tế- xã hội 5 tháng đầu năm 2014; tình hình biển Đông; về phát triển nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ ngư dân... và một số vấn đề quan trọng khác.

Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng đạt khá

Về tình hình kinh tế- xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định. Giá tiêu dùng 5 tháng tăng 1,08%, thấp nhất trong 10 năm qua; dự kiến cả năm kiểm soát ở mức khoảng 5%. Xuất khẩu 5 tháng tăng 15,4%; xuất siêu 1,65 tỷ USD.

Thu ngân sách nhà nước đạt 45,8% dự toán, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2013. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao hơn cùng kỳ, đạt 4,6 tỷ USD. Các ngành kinh tế tiếp tục phục hồi tích cực; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 5 tháng tăng 5,6% (cùng kỳ 4,9%); sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 11% (nếu loại trừ yếu tố giá còn tăng 6%, cùng kỳ 2013 tăng 4,8%).

Các chính sách an sinh xã hội, ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quan tâm thực hiện. Trong 5 tháng đã tạo được gần 620 nghìn việc làm mới, tăng 3% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu trên 45 nghìn lao động, tăng gần 40%. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục được chú trọng...

Tuy nhiên, Báo cáo Chính phủ cũng nhận định, kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; thêm vào đó là các tác động từ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Thời gian tới, kinh tế - xã hội nước ta dự báo có thể bị ảnh hưởng trên một số lĩnh vực với mức độ khác nhau. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, yếu kém; tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, tăng cường phối hợp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; theo dõi sát diễn biến tình hình, chủ động các phương án ứng phó, phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 mà Quốc hội đã đề ra.

 

Tăng nguồn lực cho nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ ngư dân 

Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, thời gian qua, ngay cả khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nông nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, phát triển tương đối toàn diện, góp phần ổn định kinh tế - xã hội chung của đất nước. Năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi tiếp tục được nâng lên. Đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất hiệu quả gắn với đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Công tác quy hoạch, lập đề án, cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới được ban hành khá đồng bộ và tập trung thực hiện. Nguồn lực đầu tư ngày càng tăng và đa dạng; cơ sở hạ tầng nông thôn có chuyển biến rõ rệt. Đời sống của nông dân được cải thiện, thu nhập của người dân nông thôn năm 2013 gấp gần 2,2 lần năm 2008 (nếu loại trừ yếu tố trượt giá thì tăng 36%, bình quân mỗi năm tăng 6,4%).

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số  tồn tại như: Tiến độ triển khai tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới còn chậm; một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp, chậm được sửa đổi, bổ sung; tiêu thụ một số nông sản khó khăn. Việc chuyển dịch cơ cấu, đổi mới phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún; nhiều lĩnh vực, địa phương chưa gắn được sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản...

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, nhất là đối với các mặt hàng nông sản chủ lực. Tập trung tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.

Đồng thời, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; thúc đẩy mạnh mẽ liên kết, hợp tác, phát triển các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ. Có chính sách đủ mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn. Cùng với việc quan tâm ưu tiên bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tập trung huy động, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác.

Đặc biệt, về hỗ trợ ngư dân, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ xác định phát triển thủy sản, đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ không những có ý nghĩa quan trọng về kinh tế mà còn là hiện diện dân sự, khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm, thực hiện nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân. Đến nay, hoạt động khai thác hải sản đã tạo việc làm cho khoảng 1 triệu ngư dân tại 28 tỉnh ven biển, trong đó có hàng trăm nghìn ngư dân hoạt động khai thác hải sản xa bờ. Xây dựng được đội tàu khai thác hải sản với 120 nghìn tàu, trong đó có gần 30 nghìn tàu đánh bắt xa bờ.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, ngành thủy sản và ngư dân còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhất là bảo đảm an ninh, an toàn trên biển, hạn chế về nguồn lực tài chính, các dịch vụ hậu cần, hỗ trợ và thị trường tiêu thụ.

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế và trước diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Chính phủ chỉ đạo tập trung rà soát, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thủy sản, hỗ trợ ngư dân. Ban hành Nghị định về các chính sách và giải pháp phát triển thủy sản; mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách khuyến khích, hỗ trợ nuôi trồng, khai thác hải sản và các dịch vụ hậu cần, nhất là trên các vùng biển xa.

Trong đó, hỗ trợ tín dụng đối với ngư dân để hiện đại hóa tàu cá, đóng mới tàu vỏ thép, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá và trang bị ngư cụ, phương tiện thông tin cho tàu cá trên biển. Có chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ và bảo hiểm tai nạn thuyền viên. Triển khai cho vay ưu đãi với thời hạn phù hợp, lãi suất thấp, phương thức, thủ tục cho vay thuận tiện, kịp thời. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước dành khoảng 10 nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi đối với ngư dân.

Đồng thời, ưu tiên bố trí vốn và có cơ chế, chính sách đầu tư từ ngân sách nhà nước phù hợp để phát triển các cơ sở hạ tầng nghề cá (cảng cá, bến cá gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, khu neo đậu tránh trú bão, trạm bờ và thiết bị đầu cuối lắp trên tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ). Ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí vốn hàng năm để thực hiện, bảo đảm đẩy nhanh và hoàn thành dứt điểm các công trình, dự án theo quy định. Xây dựng hệ thống thông tin đồng bộ, thống nhất trên toàn quốc về nghề cá trên biển. Chính phủ chỉ đạo khẩn trương triển khai có hiệu quả việc sử dụng 16 nghìn tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu trang thiết bị cho lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư theo Nghị quyết Quốc hội vừa thông qua.  

 

Tại diễn đàn Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến việc tự chủ nền kinh tế để giảm dần sự phụ thuộc vào nước ngoài; về tái cơ cấu nền kinh tế; việc chống buôn lậu, ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng tới đời sống của người dân...

Về công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, theo Phó Thủ tướng, dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn một số hạn chế. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia và chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật; kiện toàn bộ máy, mô hình tổ chức của lực lượng chức năng theo hướng tinh giản, hiệu quả phù hợp thực tiễn; làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình, điều tra cơ bản. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc; xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng và người đứng đầu trong phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm...

 
CHÚNG TÔI SẼ GỌI LẠI

Bạn có yêu cầu cần hỗ trợ?

Bạn cần tư vấn chữ ký số?

Bản quyền © 2013 THUỘC VỀ CÔNG TY CHỮ KÝ SỐ
GPĐKKD số: 0313132477. Cấp lần 1: 09/02/2015. Thay đổi: 20/05/2015. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư TP Hồ Chí Minh
Đã đăng ký với bộ công thương
Mua chữ ký số
X Thiết kế website Thiết kế website

Nhập mã số thuế của bạn để được hỗ trợ